Yaoi

65 lần hiến máu và tiểu cầuSinh ra và lớn lên ở tỉnh Đắk Lắk, từ thời học THPT, Lê Bá Huỳnh Đức (26 nhatvip

【nhatvip】Chàng trai 26 tuổi và 65 lần hiến máu cứu người

65 lần hiến máu và tiểu cầu

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Đắk Lắk,àngtraituổivàlầnhiếnmáucứungườnhatvip từ thời học THPT, Lê Bá Huỳnh Đức (26 tuổi), bác sĩ răng hàm mặt tại Bệnh viện ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột đã bén duyên với việc hiến máu và tiểu cầu.

Chàng trai 26 tuổi và 65 lần hiến máu cứu người - Ảnh 1.

Đức luôn cảm thấy hạnh phúc vì được cho đi

NVCC

Đến nay, Đức đã trải qua gần 9 năm tham gia hoạt động mang ý nghĩa nhân đạo này và trong đó, có 60 lần là hiến tiểu cầu. Chàng trai 9X cho biết thời gian giữa 2 lần hiến tiểu cầu tối thiểu là 15 ngày. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, thông thường Đức hiến 1 lần/tháng. "Trong những lần đầu hiến tiểu cầu mình thường bị choáng, nhưng sau khi đã quen và biết cách chăm sóc bản thân nên không gặp tình trạng đó nữa", Đức cho hay.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như chất lượng máu truyền cho bệnh nhân, Đức ăn uống đúng bữa, đủ chất, bổ sung thêm protein, uống nhiều nước hơn và hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo. "Mình nghĩ đây cũng là một lợi ích mà hiến máu mang lại cho bản thân, vì nhờ vậy mà cuộc sống lành mạnh hơn hẳn", Đức cười nói.

Cứ như vậy, gần 9 năm qua ai cần máu là chàng trai này có mặt ngay, không kể ngày hay đêm. Vì có quá nhiều lần hiến máu và tiểu cầu nên Đức không nhớ rõ từng người bệnh cụ thể được nhận máu của mình, chỉ là ai cần thì cho. Tuy nhiên, có khoảng thời gian khiến Đức nhớ nhất là giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát năm 2020.

Đức kể lại: "Cứ 2 tuần mình hiến máu 1 lần cho bệnh nhân mắc Covid-19. Thời gian ấy mình còn là sinh viên ở Trường ĐH Y Dược Huế. Lúc dịch bệnh căng thẳng, sinh viên ngành y như tụi mình là những người hiếm hoi có thể vào bệnh viện để hiến máu cho bệnh nhân. Do đó, dù bận học và tham gia chống dịch nhưng mình vẫn tranh thủ đăng ký hiến máu ngay khi có thể. Chỉ trong năm 2020 mình đã hiến được 20 lần, giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ khoảng thời gian đó, nhưng mà tự hào lắm".

Sẽ tiếp tục hiến máu đến khi không còn khả năng

Chia sẻ về lý do tham gia hiến máu nhiều lần, Đức cho biết ban đầu chỉ nghĩ bệnh nhân cần thì hiến, nhưng dần như bị… nghiện. "Mình cảm thấy hiến máu đã trở thành trách nhiệm của bản thân và rất hạnh phúc vì việc làm ấy sẽ góp phần giành lại sự sống cho người bệnh. Mình sẽ tiếp tục việc làm này cho đến khi nào không còn hiến được nữa mới thôi", Đức bày tỏ.

Khi được hỏi tham gia hiến máu nhiều như vậy có bị gia đình ngăn cản không? Đức cho biết: "Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần thiện nguyện của mình. Tuy những ngày đầu biết mình hiến máu mẹ cũng lo lắng nhiều. Nhưng sau này nhận ra ý nghĩa của việc mình đang làm nên mẹ quay sang ủng hộ. Thời sinh viên, mỗi lần khoe mới đi hiến máu về là mẹ lại gửi lương thực ra cho mình ăn bồi bổ".

Chàng trai 26 tuổi và 65 lần hiến máu cứu người - Ảnh 2.

Những “sổ đỏ” quý giá và mang nghĩa cử cao đẹp của chàng trai trẻ

NVCC

Không chỉ hiến máu nhân đạo, Đức còn tích cực tham gia nhiều chương trình tình nguyện khác trên địa bàn tỉnh như: "Tủ sữa mẹ nhân ái", "Cặp sách đến trường", "Sân chơi cho em", "Vui tết Trung thu"… Do đó, Đức nhận được nhiều giấy khen của T.Ư Hội Chữ thập đỏ, giải thưởng Thanh niên sống đẹp 2023 do T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức.

"Qua những việc làm đó mình hy vọng có thể truyền được cảm hứng sống đẹp đến cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ. Mình mong ai cũng hiểu được rằng khi cho đi, chúng ta không chỉ giúp đỡ người khác mà bản thân mình cũng hoàn thiện hơn. Dù lớn hay nhỏ, mỗi hành động cho đi đều có ý nghĩa, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp", Đức chia sẻ.

Anh Hoàng Công Minh (31 tuổi), Chủ nhiệm CLB Hiến máu khu vực Tây nguyên, chia sẻ: "Về hoạt động hiến máu, tiểu cầu khẩn cấp thì Đức là một trong những tình nguyện viên nhiệt tình nhất. Không ngần ngại giờ giấc, đường xa, mưa gió, Đức luôn sẵn sàng đăng ký hiến khi có bệnh nhân cần. Mặc dù sáng phải đi làm nhưng Đức thường xuyên nhận những ca cần máu lúc nửa đêm, có hôm hiến đến tận sáng và chỉ kịp về thay đồ. Hơn nữa, tiểu cầu rất quý và khó để đủ điều kiện hiến. Mà những ca bệnh khẩn cấp, xuất huyết, băng huyết... thì buộc phải hiến tiểu cầu mới kịp thời cứu sống bệnh nhân. Và Đức luôn có mặt trong những lúc nguy cấp ấy".


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap